Quảng cáo ingame: Từ MMO đến Social Game

Quảng cáo trong game (AdverGames) dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu nhưng vẫn chưa tạo được trào lưu thực sự. Nguyên nhân khách quan từ việc thiếu target và các công cụ đo lường cần thiết trong các game nhập vai trực tuyến.

Quảng cáo trong game (AdverGames) dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu nhưng vẫn chưa tạo được trào lưu thực sự. Nguyên nhân khách quan từ việc thiếu target và các công cụ đo lường cần thiết trong các game nhập vai trực tuyến (MMORPG: Massively Multiplayer Online Role Playing Game) . Điều này đã được khắc phục trong Social Game và đây hứa hẹn sẽ là một xu hướng quảng cáo mới trong năm 2011.

Từ thời kỳ đầu của quảng cáo ingame

Ngày 30/11/2006, bản hợp đồng quảng cáo ingame đầu tiên tại Việt Nam được ký kết giữa Samsung và VTC với giá trị 200.000 USD/năm. Đây là thời điểm bắt đầu cho những mối liên kết giữa brand và game như: Oxy & PTV , Orion & Audition…Còn trên thế giới, mô hình này đã thực sự bùng nổ trong các trò chơi nổi tiếng như: Porsche & Need For Speed ; Coca cola & FIFA Online, Intel & Robo Brawl.

Quảng cáo ingame: Từ MMO đến Social Game - Ảnh 2

Tuy nhiên, trong khi lĩnh vực digital marketing tại Việt Nam ngày càng lớn mạnh thì AdverGames lại không bắt kịp tốc độ trên. Lý giải cho điều này có thể thấy được ở ba nguyên nhân sau:

  1. Nền tảng kỹ thuật: Việc tích hợp, lập trình các chức năng tương tác, hiển thị của brand trong game gặp rào cản lớn về nguồn nhân lực và kỹ thuật do cơ chế đóng của MMORPG.
  2. Target & KPI: Bất cứ một campaign quảng cáo nào, điều mà Brand quan tâm nhất luôn luôn là hình ảnh của họ trong mắt khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, với thể lọai game MMORPG ở giai đọan này, rất khó để đo lường được hiệu quả Impression & Interactive cũng như phân biệt được liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là khách hàng mục tiêu của nhãn hàng.
  3. “Sống cùng game, chết cùng game”: Dễ nhận thấy game chính là môi trường để thực hiện AdverGames cho nên sự sống còn của game cũng chính là sự sống còn của họat động quảng bá . Chính sách quản lý của các cơ quan chức năng trong việc quản lý game trực tuyến ngày càng siết chặt, việc các brand ngại ngần là điều hòan tòan dễ hiểu.

Đến những tín hiệu mạnh mẽ của quảng cáo trên Social Game

Những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của các mạng xã hội như: Zing Me, Facebook, Go.vn… Social Marketing đã thực sự phát triển tại Việt Nam như là một trong những cách “tiêu tiền” hiệu quả. Đồng thời việc quảng cáo trong game cũng tìm ra hướng đi mới: Social Game.

Liệu social game có vượt qua được những rào cản mà MMO đã gặp phải, câu trả lời là hòan tòan có thể.

Quảng cáo ingame: Từ MMO đến Social Game - Ảnh 3

  1. Về nền tảng kỹ thuật: Hiện nay các nhà phát triển mạng xã hội đã mở cửa API để hợp tác với các bên thứ ba dựa trên Open Platform (nền tảng mở). Từ đây ngòai việc tăng cường khả năng hợp tác, nguồn nhân lực lập trình, sáng tạo sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các campaign quảng cáo.
  2. Target & KPI: Game trên mạng xã hội có lợi thế lớn đó là có sẵn một số thông tin nhân khẩu học cơ bản. Dựa vào đó, giới Agency và Brand có thể lựa chọn được game phù hợp với phân khúc của mình.
  3. Ngòai ra KPI của chiến dịch sẽ được đo trên nhiều cách khác nhau tùy theo tính chất của họat động quảng cáo như: tài trợ game, banner ad, trang trí, vật dụng trong game…

Social Game đã là một trào lưu thịnh hành, tuy nhiên dù vậy các nhà quảng cáo cũng cần phải lưu ý lựa chọn các nhà phát triển lớn, có uy tín nhằm đảm bảo cho họat động quảng bá của mình.

Được biết hiện nay các nhà phát triển mạng xã hội tại Việt Nam đã bắt đầu triển khai việc bán quảng cáo trên các social game của mình. Sau khi Gunny được tích hợp vào Zing Me, nhãn hàng Close Up đã thực hiện chương trình quảng cáo của mình trên game này với giá trị hợp đồng tương đối lớn. Ngoài ra, một trò chơi khác cũng khá đình đám là “Nông Trại Vui Vẻ” cũng đã được Zing Me bắt đầu triển khai việc bán quảng cáo. Những tín hiệu trên cho thấy đây là một kênh quảng cáo mới đầy hứa hẹn cho năm 2011.

Theo: VietnamBranding